Thoái hóa cột sống thắt lưng là căn bệnh phổ biến ở tuổi già. Bệnh thường gây nên những cơn đau nhức khu vực thắt lưng, làm đi lại khó khăn. Vậy nguyên nhân và điều trị như thế nào?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mãn tính, tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống kết hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột
Trong thoái hóa cột sống lưng, vị trí các đốt L4-L5, L5-S1 là phổ biến nhất vì thường chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể. Trong khi đó, ở thoái hóa cột sống cổ thì vị trí mắc bệnh phổ biến nhất là ở các đốt C5-C6-C7.
Xem thêm tại : Ghế massage
Thoái hóa cột sống thắt lưng thường xảy ra ở nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể được các chuyên gia chỉ định:
Tuổi càng cao khả năng mắc bệnh càng lớn: Khi bước sang tuổi trung niên, các vấn đề xương khớp như, sụn khớp, mô xương, tế bào quanh xương ngày càng bị bào mòn, lão hóa do quá trình trao đổi chất và sản sinh tế bào mới kém đi.
Lao động chân tay cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa cột sống.
Tính chất công việc: Theo các chuyên gia khuyến cáo, những người lao động chân tay thường xuyên làm công việc hay phải bê vác, xách, gánh nặng hoặc thường phải cúi người, xoay cổ, khom lưng thường xuyên sẽ gây áp lực lớn lên hệ thống sụn khớp và đĩa đệm.
Tư thế sinh hoạt sai: Ngồi nhiều, ngồi quá lâu, nằm sai tư thế, thói quen xách nặng bên thuận…
Ăn uống không khoa học: Vấn đề ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe trong đó liên quan đến cả hệ xương khớp. Theo đó, ăn uống không đủ chất, đặc biệt là sự thiếu hụt của canxi, vitamin, magie, kali… sẽ làm chậm quá trình tái tạo sụn khớp mới, đẩy nhanh tốc độ bào mòn cột sống và làm giảm độ tuổi thoái hóa cột sống.
Di truyền: Trường hợp sinh ra đã mang dấu hiệu về xương khớp như, xương yếu, dễ bị thoái hóa hơn người bình thường.
Người có tiền sử chấn thương cột sống, từng phẫu thuật cột sống do tai nạn.
Lười vận động: Lười hoạt động thể chất khiến xương khớp kém linh hoạt, quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất đến xương khớp kém sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa.
Các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng thường không có nhiều biểu hiện cụ thể.
Một số người có triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong một thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất. Đôi khi, chỉ cần di chuyển đột ngột có thể làm các triệu chứng xuất hiện.
Bệnh diễn biến đau dai dẳng.
Chỉ khi vận động nhiều lần, mang vác nặng hay chạy nhảy nhiều thì triệu chứng ngày một rõ rệt. Rõ nhất là đau các cơ, xương khớp, nghe rõ tiếng lục cục ở lưng khi vận động.
Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:Yếu ở tay hoặc chân, sự phối hợp giữa tay và chân kém, co thắt cơ bắp và đau, đau đầu, mất thăng bằng và đi lại khó khăn, mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Chúng ta có thể thực hiện rất nhiều biện pháp khác để cải thiện sức khỏe của cột sống như sau:
Điều trị thoái hóa cột sống là phối hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Trong đó các bài tập luyện đúng phương pháp vừa là một biện pháp điều trị vừa là biện pháp dự phòng thoái hóa cột sống.
Các bài tập vận động này tốt cho hệ xương khớp và cột sống. Nếu tập thường xuyên và duy trì sẽ giúp cải thiện và giảm hẳn cảm giác đau. Mỗi người nên tập các động tác này ít nhất 2 lần trong một ngày, một động tác lặp lại 10 lần.
Tham khảo thêm tại : Ghế massage toàn thân
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Nếu bị đau người bệnh có thể thử như sau:
Thuốc giảm đau không kê đơn: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể giúp ích.
Thực hiện hoạt động thể chất: Tập thể dục tác động mức độ nhẹ như bơi lội hoặc đi bộ, có thể giúp duy trì sự mềm dẻo và tăng cường sức mạnh cơ bắp hỗ trợ cột sống.
Cải thiện tư thế ngồi, đi và đứng
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu hướng dẫn người bệnh thực hiện các bệnh tập tại nhà
Người bệnh có thể sử dụng các biện pháp điều trị sau để kiểm soát và giảm các triệu chứng của bệnh như:
Tập luyện nhẹ nhàng hằng ngày.
Nếu đau nhiều hoặc kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định:
Thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm dùng khi đau nặng. Tuy nhiên, steroid cũng có tác dụng phụ, vì vậy bác sĩ thường sẽ cố gắng hạn chế sử dụng.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu người bệnh có các triệu chứng nặng và kéo dài mà các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Hoặc trong các trường hợp cần phóng bế dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê liệt nghiêm trọng, yếu hoặc mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang, và nếu tổn thương có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không phẫu thuật kịp thời.
Sử dụng ghế massage trong việc hỗ trợ điều trị
Ghế massage cũng được xem là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp. Hầu hết các dòng ghế massage sử dụng hệ thống con lăn 3D, 4D, túi khí, nhiệt hồng ngoại,… sẽ massage toàn bộ cơ thể làm giảm tình trạng đau mỏi hằng ngày. Từ đó giúp bạn luôn có một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ với tuổi già cùng gia đình, con cháu.
>>> Xem thêm: Ghế massage tốt? Top 10+ mẫu ghế massage trị liệu và hỗ trợ thư giãn cơ thể hiện đại
Nếu bạn quan tâm tới sản phẩm, vui lòng tham khảo dòng ghế massage tại đây: https://kagawa.vn/ghe-massage/
Copyright 2020 - Niềm tin khách hàng - Giá trị của chúng tôi
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KAGAWA VIỆT NAM
Giấy CNĐKKD: 0109443698
Ngày cấp: 04/12/2020
Cấp bởi: Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội
Địa chỉ ĐKKD: Tầng 4, Số 104 đường Khuất Duy Tiến, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội